Bảng ghép vần: http://files.myopera.com/Bibau/files/Ghep_van.pdf
Mục đích để ghi nhớ vần giúp cho việc viết chính tả, học thuộc bảng ghép vần thì đảm bảo biết đọc.
Mình photo ra khổ A3, dán băng dính trong luôn lên mặt bàn học.
Hàng ngày mình cho con học theo bảng này:
- Con đọc hết các phụ âm nhé, các nguyên âm nhé.
Ghi chú: Mình nghĩ là người ta không gọi q là phụ âm, chỉ khi đi với qu thì mới trở thành phụ âm, không hiểu có đúng không, nên cũng không khi rõ số lượng. Mình gọi là phụ âm chữ kép theo ý kiến của một bác ở hải ngoại vì phụ âm kép của tiếng Việt khi đọc chỉ tạo thành một âm không phải hai âm như với tiếng Anh, chắc là trong ngữ pháp tiếng Việt sẽ dạy khác.
- Các nguyên âm là thành phần không thể thiếu được trong một tiếng (âm tiết). Thiếu phụ âm ta vẫn có thể tạo được tiếng, ví dụ: A! Mẹ đã về.
- Đọc từng dòng theo kiểu đọc vần a+u=au, kết thúc là _, a, c, ch, i, o, n, ng, nh, p, t, u, y
Khi đọc trong bài Ôn tập trong sách giáo khoa học sinh sẽ đọc ghép chữ từ hàng ngang sang hàng dọc, nhưng theo bảng này yêu cầu con đọc: các vần tận cùng là… sau đó con sẽ đọc chính các vần đó theo hàng ngang không nhìn để ghép chữ từ hàng ngang sang hàng dọc nữa, ví dụ: i – a = ia, o – a = oa
Cho ví dụ những vần khó luôn:
- uyu trong từ “khúc khuỷu”, vừa nói vừa chỉ luôn vào vần uc và vần uyu.
- uya trong từ “đêm khuya”
- uênh trong từ “huênh hoang”
- ươu trong từ “con hươu” không phải là “cửa hiệu” nhé.
Sau khi đọc vần, yêu cầu con ghi nhớ:
- k, gh, ngh chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng i, e, ê.
- qu chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe… uâ, uy, uyên… lúc đó bỏ 1 chữ o hoặc 1 chữ u đi. Cho ví dụ luôn về các tiếng bắt đầu bằng “qu”, VD: que, quét, quân, quyên, quýt…
- y là vần thì chỉ đứng một mình, không đi sau phụ âm nào. Trừ khi là tên riêng: Hà My, triều Lý
- các vần khác bắt đầu bằng y thì không đi sau phụ âm nào, vần giống như vậy đi sau phụ âm thì bắt đầu bằng i.
- i thay cho y đứng đầu ở một số âm tiết mang nghĩa thuần Việt (không phải từ Hán Việt). VD: ầm ĩ, đi ị, ít quá…
Sau khi đọc bảng ghép vần, thì con đọc sách giáo khoa, đọc truyện củng cố.
- Học thuộc Bảng ghép vần trên thì con viết chính tả về vần không bị sai nhưng phần phụ âm đi kèm theo từng từ thì vẫn phải mở rộng vốn từ vựng của con thì con mới làm tốt được. VD: r/d/gi, s/x, tr/ch
- Lại làm một sổ từ viết lại tất cả các từ đã học trong sách giáo khoa và sách bài tập tiếng Việt để con nhớ phụ âm đi kèm trong từng từ, hoặc nhớ từ để điền vào tranh vẽ. Tra từ điển tiếng Việt để tìm nghĩa của từ.
- Phần tìm từ có vần, lại phải đố con hàng ngày.
- Trong sách tiếng Việt thì cho con học theo cuốn Luyện nói cho học sinh lớp 1 – phần kỹ năng nói ở cuối mỗi bài, phần kể chuyện theo tranh ở cuối mỗi bài ôn tập
- Từ học kỳ II phải đọc hiểu tức là đọc truyện sau đó trả lời câu hỏi. Cho con đọc cuốn Truyện đọc lớp 1 và trả lời câu hỏi sau mỗi chuyện.
Mình tạo bảng này vào giữa kì I khi thấy con mãi vẫn chưa đọc tốt. Khi vào lớp 1 mình nghe chủ trương là ko được dạy trước nên con thậm chí chưa thuộc bảng chữ cái. Bảng này đã gồm tất cả các vần tiếng Việt, cả các vần lớp 2 mới học. Sau khi học bảng này thì hết kì I con đọc tốt. Mình cũng muốn nói đa số các bạn đọc được khi hết kì I dù không học trước, nhưng mức độ trôi chảy thì có thể khác nhau.
Sau này mình hỏi các cô thì các cô nói nên cho con biết đọc trước khi vào lớp 1 còn chữ thì chỉ cần học các nét cơ bản thật tốt từ hè trước khi vào lớp 1.
Mình cũng tra Internet thì thấy là yêu cầu trước khi vào lớp 1, tốt nghiệp mẫu giáo các con phải thuộc hết các vần để vào lớp chỉ việc ghép với phụ âm thôi.
Comment vào học kì II lớp 1:
Bảng này cũng tiện khi tìm tiếng có vần:… chỉ việc ghép phụ âm, dấu vào vần đó – con đọc lên rồi mẹ nói là tiếng đó có nghĩa không, áp dụng trong từ nào, nếu cần tra luôn từ điển tiếng Việt. Nếu con sai thì con nhìn bảng đọc và phân biệt tiếng đó có trong từ nào, khi nào thì áp dụng.
Hôm nào cũng học thì hy vọng là dần dần con nhớ. Bây giờ nghe đọc chính tả thì Bi không sai vần, chỉ sai phụ âm thôi.
Ngoài ra:
Biện pháp của mình là cho con học vần theo bảng ghép vần hàng ngày, sau đó thì đọc truyện chọn những truyện hấp dẫn.
Ban đầu đọc hết bộ Bubu chữ to, tranh ít. Sau đó đọc Ngụ ngôn, luôn có lời sau đó lại có một hình tượng trưng cho một cụm từ như: Con cáo và chùm nho, Kiến và Chim bồ câu. Bây giờ đọc bộ Cẩn thận khi ở nhà, ở ngoài đường, khi ở gần nước…
Sau đó mình đã có nhiều bộ để đọc tiếp như 10 cuốn Phát triển EQ của Đông A, 6 cuốn phát triển EQ tiếp theo…
http://my.opera.com/Bibau/blog/2009/01/21/kinh-nghiem-day-con-hoc-tieng-viet-lop-1
bạn rất thông minh. Chắc chắn bạn là người có chuyên môn về tiếng Việt.
ThíchThích