Những em bé mắc hội chứng tự kỷ ở trường học này, có em 3 tuổi vẫn chưa biết nói, 4 tuổi không nhớ nổi tên mình, hôm nay buồn, bị đau hôm sau bé mới khóc… Dưới sự chăm sóc của cha mẹ, thầy cô, các em đang cố gắng sớm hòa nhập môi trường bình thường.
Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí nằm trong một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Từ nỗi đồng cảm có hai con mắc hội chứng tự kỷ, Tiến sĩ – Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã sáng lập trường này từ tháng 7 năm 2010.
Ông Mẫm chia sẻ: “Từ câu chuyện bản thân, tôi thấy chúng ta không thể bỏ mặc các em được, các bậc cha mẹ cũng cần được giúp đỡ, cần có giải pháp phù hợp”.
Ông Mẫm cho biết, trẻ tự kỷ có hai dạng: Tự kỷ tăng động và tự kỷ không tăng động. Trường hiện tại có 160 cháu tự kỷ từ 2 – 12 tuổi đang theo học bán trú. Mỗi lớp có từ 10 – 12 em. Trung bình cứ 1 cô giáo chăm 3 bé.
Tại lớp Tiền tiểu học (bé 10 -12 tuổi)
Các em được cô giới thiệu và học làm món sữa chua trái cây.
Ở lớp nhỏ hơn, các bé đang điểm danh. Việc nhớ tên mình, đâu là hình chân dung mình cũng là thử thách đối với nhiều em.
Bé đang tập lặp lại họ tên đầy đủ của mình. Cô bé áo đỏ vẫn mãi thích “làm điều gì đó khác biệt”.
Nhiều bé cũng hiếu động, thích ra bên ngoài hơn.
Dù đã hơn 3 tuổi, nhiều bé vẫn chưa biết nói. Công việc của cô là phải tập cho bé phát âm rõ ràng. TS – BS Huỳnh Tấn Mẫm cho biết nhiều bé không nói được, nên bé gào khóc để biểu lộ cảm xúc. Thậm chí có bé chọn cách cắn, đánh người khác để thể hiện yêu thương. Do não nhận thức chậm, hôm nay bé buồn, hay bị đau có thể hôm sau bé mới khóc.
Bé đang cố nhận biết và nói từ “muỗng” (hay cái thìa theo cách gọi thông dụng)
Đích thân cô hiệu trưởng đến nghe bé “đàn” và cô tỏ ra vinh dự “được” bé đánh đàn để cô hát, khiến bé thấy mình quan trọng.
Cô dạy bé vệ sinh tay đúng cách.
Việc ném thành công quả bóng vào rổ, là thành quả lớn trong ngày, giúp bé thấy hào hứng. Cô chia sẻ: “Bé được khuyến khích sẽ tự tin hơn. Khi thất bại bé tự kỷ dễ tổn thương hơn các bé bình thường”.
Việc bảo vệ an toàn cho bé là ưu tiên hàng đầu.
Bé đã nhai bảng tên của mình.
Các bé thích thú với nước hơn là với các chú hươu cao cổ, các con vật.
Bé vô cùng hào hứng.
Các bé nối đuôi nhau để ra ô tô về trường. Các bé lớn hơn đôi khi được tập đi siêu thị, học cách sử dụng tiền để hòa nhập với cộng đồng.
Có bé luyến lưu, có bé vô cảm, có lẽ phải đợi đến ngày mai…
Cô hiệu trưởng Võ Thị Thùy cho biết: “Trẻ mắc hội chứng tự kỷ cần được can thiệp sớm. Ở giai đoạn 2 – 5 tuổi là thời gian lí tưởng nhất. Sau thời gian đó, việc cứu vãn tình thế trở nên khó khăn hơn” .
Chị T.T. – mẹ của cháu B.A (5 tuổi) chia sẻ: “Cháu vô trường này lúc hơn 2 tuổi. Lúc ấy cháu chưa nói được tiếng nào. Giờ cháu đã có thể nói được, trả lời kịp các câu hỏi. Tôi thấy mừng lắm”.
Cô Thùy cho biết thêm, sau khi can thiệp thành công các bé sẽ được học hòa nhập ở các trường tiểu học bên ngoài. Với bé chậm tiến dẫn đến quá tuổi học tiểu học công lập, đành phải để các bé học phổ cập.
Thưa TS – BS Huỳnh Tấn Mẫm, làm thế nào để chúng ta nhận biết được con em mình có mắc hội chứng tự kỷ hay không? Có nhiều dấu hiệu để nhận biết bé mắc chứng tự kỷ, trong ấy có một vài dấu hiệu cơ bản để kiểm tra. Như khi 18 tháng tuổi, một, bé có khả năng nhìn bạn, chỉ bằng ngón trỏ cho bạn biết một vật gì đó không? Ví dụ: bé muốn “khoe” với bạn là ở kia có con mèo đang đi, có con gấu trên bàn… Hai, bé có nhìn theo khi bạn chỉ một vật gì đó không? Ba, bé có biết dùng trí tưởng tượng để chơi giả bộ không? Ví dụ: cho xe nhựa chạy “ịn… ịn”, cho búp bê uống nước, ăn bánh (giả). Nếu câu trả lời là không, bạn nên mang bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra còn có các dấu hiệu hành vi khác: bé không quan tâm đến các trẻ khác, hay hằn học hoặc ngồi gào khóc thay vì gọi mẹ; không có khả năng giao tiếp (bằng lời nói, nhìn, nghe…), thích dắt tay người khác đến vật gì đó để họ lấy giúp; hành vi cứ lặp đi lặp lại (chỉ thích 1 thứ đồ chơi duy nhất, tự quay lắc vòng vòng…); thiếu các kĩ năng vận động; tự gây thương tích; không nhận biết được các tình huống thiếu an toàn, các mối đe dọa;… Ông có lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ khi có con mắc phải hội chứng tự kỷ? Trong 160 em đang học ở trường, có đến 30% có ba mẹ li hôn sau khi họ biết con mình mắc hội chứng tự kỷ, do họ không thể đối diện với sự thật này. Trước hết chúng ta phải hiểu rõ hội chứng tự kỷ không phải do di truyền – nên đừng trách gia đình bên vợ hoặc chồng, cũng không phải do luật nhân quả – nên cũng đừng mặc cảm cho rằng dòng họ mình từng ở ác. Nguyên nhân chủ yếu là do đồ ăn, thức uống, môi trường bị nhiễm độc làm hại đến não của bé. Thêm nữa có thể do không khí gia đình tạo nên. Chúng ta chủ động sinh ra bé, chúng ta còn không quyết định được. Huống chi bé là người được sinh ra. Một trẻ bình thường đã cần được yêu thương, chăm sóc. Thì một đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ cần phải được yêu thương khuyến khích hơn nữa. Hãy bình tĩnh, dùng tình yêu thương, kiên nhẫn, kết hợp với các tổ chức có chuyên môn để giúp bé thoát khỏi hội chứng này. Xin cảm ơn ông! |
afamily.vn